Những con số thống kê theo kiểu dự trữ ngoại tệ này nọ của VN, là không đáng tin cậy.
Dr Trần nhận xét nhiều vấn đề rất đúng, nhất là những vấn đề vĩ mô. Nhập siêu (hay còn gọi là độ lệch cán cân vãng lai) đang ở mức báo động, và nó là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu ngoại tệ.
Tuy nhiên, tại VN thì không thể lấy được USD từ ngân hàng cho mục đích tiêu dùng, mua sắm. Thậm chí mua USD với lý do đi du lịch thì cũng rất hạn chế và thường là khó mua.
Thị trường USD chợ đen của VN hoạt động rất nhộn nhịp, miễn là anh có VND, anh luôn có thể mua USD bất cứ lúc nào tại các quầy thu đổi ngoại tệ mà không cần lý do. Nguồn cung USD chợ đen này chủ yếu từ mua lại của dân, mà cụ thể là của những người đang nhận ngoại hối. Con số kiều hối 1 năm 7-8 tỷ USD là con số có thể thống kê, nhưng còn những con số không thể thống kê thì sao?
Theo tôi biết thì người VN ra nước ngoài làm culi- nô dịch rất nhiều và có mặt tại rất nhiều nước trên thế giới như Nhật, Nga, Mỹ, Đức v.v... Họ chuyển USD kiếm được về VN qua các tổ chức đen, vì nhiều người trong số họ không có giấy tờ hợp pháp nên không thể sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tôi cũng không hiểu các tổ chức đen kia hoạt động kiểu gì, nhưng chi phí gửi tiền qua họ cũng chỉ ngang bằng phí gửi tiền qua các ngân hàng. Có ai có thể thống kê được số tiền này??? Và tôi thấy số ngoại tệ này không hề nhỏ. Do lãi suất tiền gửi USD thấp hơn nhiều so với lãi suất gửi VND, và do dân VN coi USD, vàng, BDS là những tài sản để dành, và với các loại tài sản này, ngân hàng là 1 cái gì đó quá mới và ko đáng tin nên họ rất ít khi gửi vào ngân hàng mà họ thường đào hố chôn cất giấu. Đó cũng là 1 thói quen lâu đời, mà các ngân hàng không đủ khả năng làm thay đổi. Mà thực sự họ không thể. Nếu người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ bán USD cho chợ đen với giá cao hơn giá mua của NH, rồi lấy VND gửi tiết kiệm. Họ đâu có ngồi đây đọc bài của Trần Huỳnh Huy Thức và Dr Trần mà biết xu thế của USD? Và ở VN thì người ta giấu thông tin như mèo giấu c..t. Nhưng nếu ko giấu thông tin thì sẽ loạn lạc ngay. Hệ quả là các ngân hàng sẽ phải thua sát ván.
Tóm lại là việc tiêu dùng, đánh bạc làm thất thoát USD cũng không có ảnh hưởng nhiều đến dự trữ ngoại tệ của ngân hàng nhà nước VN. Tất nhiên là ngày mà CSVN mạnh tay với vấn đề ngoại tệ rồi cũng sẽ đến, khi mà dự trữ USD cạn kiệt (do lượng nhập siêu lớn hơn tất cả các nguồn thu USD ngoài xuất khẩu cộng lại).
Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm về dòng tiền vay ODA chảy như thế nào. Vốn vay ODA cho các dự án tại VN, sau khi được phía cho vay phê duyệt và chuyển tiền, thì tiền này sẽ chảy về ngân hàng nhà nước. NH nhà nước sẽ có trách nhiệm phân bổ đến các dự án thực hiện theo tiến độ. Ngoại trừ các chi phí máy móc, nguyên vật liệu phải nhập khẩu phải thanh toán bằng USD, thì các nguyên vật liệu có thể mua được tại VN thì phải thanh toán bằng VND. Trong ngành xây dựng cơ bản ( vốn ODA chủ yếu cho ngành này) thì các nguyên liệu chính lại mua từ các nhà máy liên doanh với nước ngoài, cho nên lợi nhuận từ việc bán nguyên vật liệu có 1/2 là sẽ chuyển thành USD chảy ra nước ngoài. Thực chất là khi vay nhiều tiền, thì chi phí nhập khẩu cho các hạng mục liên quan đến khoản vay đó cũng tăng cao, và nó làm gia tăng nhập siêu. Tuy nhiên, cũng có 1 phần sẽ giúp ngân hàng trung ương có thêm USD.
Giao thương giữa VN và TQ, theo báo chí nói là nhập siêu từ TQ năm 2009 khoảng 9 tỷ USD. Nhưng đó chỉ là con số "có giấy tờ". Thế còn buôn lậu thì sao? Hàng hóa từ các cửa khẩu TQ xuất đi tràn lan cả nước với giá rẻ bèo. Rẻ là vì không phải đóng thuế, mà đã không đóng thuế thì không ai có thể tính được. Lượng hàng này cực lớn nhưng giá nó quá rẻ nên lượng tiền cũng ít chăng? Dân chợ ở các tỉnh phía bắc nhập 1 cái áo thun TQ chỉ khoảng vài ngàn đồng VN, về đến TP thì khoảng vài chục đến vài trăm tùy theo khả năng lừa lọc của người bán hàng. Các đầu nậu nhập lậu hàng TQ đa số là XHĐ Hải Phòng.
Các số liệu về xuất khẩu, cũng chẳng có gì đảm bảo sự chính xác. Người VN thích lách luật, thích trốn thuế cho nên họ có rất nhiều cách để giảm số tiền phải nộp, thậm chí trốn luôn. Mà thuế thì tính vào giá thành sản phẩm, họ hoàn toàn có thể ăn rơ với hải quan để có lợi cho mình (và cho cán bộ HQ). Chẳng có gì ngạc nhiên khi các vị làm hải quan ở các cảng đều là con cháu gốc bự, và đều là đại gia ngầm cả.
Dr Trần nói về anh gì đó qua HK mua hàng hiệu về bán, thì cũng phải thôi. Ở SG ko có nhiều của hàng bán đồ hiệu. Và SG thì lắm đại gia, xài 1 lúc vài ngàn USD là cái đinh gì. Cứ cho là có 0.1% của 8 triệu người có tài sản trên 1 triệu USD thì vài của hàng đồ hiệu sẽ luôn khan hiếm hàng hóa là điều dĩ nhiên. Họ mua cho con cái, cho bồ nhí, cho đối tác, tặng quan to v.v.... Dĩ nhiên nguồn USD này từ chợ đen. Sự cách biệt giàu nghèo ở VN đã đạt đến mức khốc liệt. SV mới ra trường đi làm 1 tháng được 200 USD, đi làm 10 năm thì cũng chỉ tầm 500 usd 1 tháng. Làm cả đời ko mua được 1 cái nhà. Hơn 80% số người lao động là công nhân, với mức lương trung bình 2 triệu 1 tháng. Trong đó chi phí thuê nhà tầm khoảng 250 ngàn (nếu vài người chung tiền thuê 1 phòng khoảng 12m2). Còn lại là đủ thứ tiền ăn uống, đi lại, thuốc men, con cái v.v...mà chi phí ngày càng leo thang. Người VN chịu đựng giỏi thật. Họ chịu đựng giỏi vì họ quen khổ, mà cũng vì họ ngu muội.
No comments:
Post a Comment